“Đông trùng hạ thảo Việt Nam giá bao nhiêu?” – đây là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm. Bởi lẽ trên thị trường hiện nay đông trùng hạ thảo có quá nhiều mức giá khác nhau từ vài trăm ngàn đến hàng tỷ đồng. Nếu không cẩn thận ta có thể sẽ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng giá bao nhiêu?
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng thuộc giống Cordyceps Sinensis, có hình dáng như sau:
Khảo sát trên thị trường hiện nay, đông trùng hạ thảo Tây Tạng có giá bán từ 1,2 cho đến 3 tỷ đồng cho 1kg sản phẩm khô.
Đông trùng hạ thảo Việt Nam giá bao nhiêu?
Ngoài đông trùng hạ thảo tự nhiên từ Tây Tạng, còn có đông trùng hạ thảo được nuôi cấy thành công trong môi trường nhân tạo ở Việt Nam (thuộc giống Cordyceps Militaris) với nhiều mức giá khác nhau khiến người mua vô cùng phân vân khi lựa chọn sản phẩm. Có các sản phẩm chỉ vài trăm nghìn 1 kg nhưng cũng có sản phẩm vài triệu thậm chí là hàng chục triệu cho 1 kg.
Đánh vào tâm lý ham rẻ của người Việt, thị trường đông trùng hạ thảo hiện nay được làm giả rất nhiều bên cạnh đó là những sản phẩm như “cỏ rơm” không có dược chất được nhập trôi nổi từ nhiều nguồn và được bán với giá cực rẻ.
Để phân biệt rõ và mua được loại đông trùng hạ thảo chất lượng cao, ta cần biết giá của đông trùng hạ thảo được quyết định bởi 2 yếu tố chính:
- Nguồn gốc rõ ràng:
Vị trí cơ sở nuôi trồng ở đâu? Nuôi trồng và sản xuất theo phương pháp nào? Công ty nào sản xuất? Cơ sở sản xuất có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm không? Sản phẩm có được kiểm nghiệm không?
- Hàm lượng dược chất của sản phẩm:
Đông trùng hạ thảo chất lượng cao phải có hàm lượng Cordycepin > 3.5 mg/g và hàm lượng Adenosine > 0.2 mg/g.
Cordycepin được chính minh trong các tài liệu khoa học có tác dụng gây ức chế, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm. Còn Adenosine là chất các tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, cải thiện giấc ngủ, điều tiết lưu lượng máu. Ngoài ra trong đông trùng hạ thảo còn chứa hàm lượng lớn protein và 17 loại axit amin cần thiết cho cơ thể cùng các nguyên tố vi lượng và các vitamin A, C, D, E, B1, B2, B6, B12,…
Hai yếu tố này rất quan trọng và quyết định trực tiếp đến giá cả của đông trùng hạ thảo tại Việt Nam.
Ví dụ bạn mua đông trùng hạ thảo trôi nổi trên thị trường với giá rẻ hơn một nửa nhưng hàm lượng dược chất lại thấp hơn 5 lần. Như vậy sản phẩm bạn mua chắc chắn là không xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.
Vậy nên, các đơn vị khác nhau sẽ sản xuất ra đông trùng hạ thảo có hàm lượng dược chất khác nhau. Không phải sản phẩm nào được gọi tên là “đông trùng hạ thảo” đều có tác dụng tốt. Người tiêu dùng nên tỉnh táo nghiên cứu kĩ các thông số hàm lượng dược chất trong sản phẩm định mua để có lựa chọn tốt nhất.
Tùy vào chủng loại có hàm lượng dược tính khác nhau sẽ có giá bán khác nhau. Thể trạng ban đầu là tươi hay khô cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phương thức chế biến, bảo quản và cân nặng của đông trùng hạ thảo. Có các loại sản phẩm chính sau:
- Đông trùng hạ thảo tươi:
Loại tươi thường được dùng để ăn ngay và bảo quản trong tủ lạnh tối đa được 7 ngày để đảm bảo giữ được dưỡng chất.
Đông trùng hạ thảo tươi oại tốt thường có giá từ 200.000 đồng – 400.000 đồng/ 1 quả thể tương đương 100g.
- Đông trùng hạ thảo khô:
Loại khô thường để được lâu dài. Thời gian bảo quản lên đến 2 năm.
Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa (giữ được dưỡng chất tới 98%) sẽ tốt hơn đông trùng hạ thảo sấy lạnh hoặc sấy nhiệt (giữ được dưỡng chất 70-80%).
Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa tại Việt Nam với hàm lượng Cordycepin > 3.5 mg/g và hàm lượng Adenosine > 1.0 mg/g thường có giá 600.000 đồng – 1.000.000 đồng cho 10g sản phẩm.
Hàm lượng dược chất của đông trùng hạ thảo chịu ảnh hưởng rất nhiều ở điều kiện nuôi trồng. Vậy nên ở từng điều kiện nuôi trồng khác nhau của từng đơn vị sẽ cho sẽ cho ra đời thành phẩm khác nhau về hàm lượng dược tính của đông trùng hạ thảo.
Không phải sản phẩm đông trùng hạ thảo nào cũng tốt và cung cấp hàm lượng dược chất như nhau. Bạn cần nghiên cứu kỹ về dược tính cũng như liều lượng sử dụng theo đúng hướng dẫn của đơn vị cung ứng sản phẩm.